Vệ Sinh Nhà Bếp Máy ION Siêu Kiềm – SAIW – Xu Hướng “Sống Xanh” Mới Được Ưa Chuộng

Nước kiềm mạnh, nước axit được tạo ra từ máy lọc nước điện giải có khả năng làm sạch vết bẩn, khử trùng, sát khuẩn… Từ đó hỗ trợ đắc lực cho công việc dọn dẹp, vệ sinh tại gia đình. Sử dụng nước điện giải để làm vệ sinh phù hợp với xu hướng chung của thời đại vì đây là loại nước tự nhiên, an toàn, không gây hại đến môi trường.

1. Xu hướng vệ sinh nhà bếp bằng nước điện giải đang được ưa chuộng

Vệ sinh nhà bếp là công việc chiếm nhiều thời gian và công sức. Trên các diễn đàn về gia đình, các bài viết chia sẻ về mẹo làm sạch nhà bếp rất được quan tâm. Trong đó, làm sạch nhà bếp bằng nước điện giải là xu hướng mới được nhiều người hưởng ứng và áp dụng thành công.

Nước điện giải là tên gọi chung của các loại nước được tạo ra từ máy lọc nước điện giải (máy lọc nước ion kiềm). Máy lọc nước điện giải có khả năng lọc nguồn nước đầu vào thành nước sạch mà vẫn giữ được vi khoáng tự nhiên. Sau đó, tấm điện cực của máy sẽ phân tách phân tử nước thành các ion H+ và OH- rồi tái cấu trúc lại thành nước ion kiềm (chứa nhiều nhóm OH-, pH > 7) và nước ion axit (chứa nhiều nhóm H+, pH < 7). Nước ion kiềm mạnh pH ~ 10.0 – 11.5 và nước ion axit pH từ 2.5 – 5.5 là loại nước hỗ trợ đắc lực cho công việc vệ sinh không gian bếp núc, các vật dụng nhà bếp.

Vệ sinh nhà bếp bằng nước điện giải: Xu hướng “sống xanh” mới được ưa chuộng

Nước ion kiềm mạnh có khả năng đánh tan gốc dầu, làm sạch bụi bẩn và các mảng bám hiệu quả. Nước ion axit lại có khả năng sát trùng, khử khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn, mầm bệnh mang đến không gian sống sạch và an toàn hơn.

Nước ion kiềm và nước ion axit được tạo ra từ máy lọc nước điện giải là loại nước tự nhiên, không chứa chất hóa học gây hại cho sức khỏe, giúp bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí nên được nhiều người ưa chuộng.

2. Vệ sinh đồ gia dụng và các thiết bị nhà bếp bằng nước điện giải

Vệ sinh tủ lạnh, tủ đông

Sau một thời gian sử dụng, tủ lạnh, tủ đông sẽ bị bám bụi và ám mùi khó chịu do thực phẩm gây ra. Việc vệ sinh thường xuyên sẽ giúp không gian bên trong tủ luôn được sạch, bảo quản thực phẩm bên trong được tốt hơn.

Để vệ sinh tủ lạnh, tủ đông bạn thực hiện theo hướng dẫn như sau:

Bước 1: Rút phích cắm các tủ ra để đảm bảo an toàn khi dọn vệ sinh.

Bước 2: Sử dụng khăn khô hoặc chổi lông gà để làm sạch mặt ngoài tủ.

Bước 3: Lấy hết đồ ăn trong tủ lạnh, tủ đông ra ngoài.

Bước 4: Tháo gỡ hết các ngăn tủ. Sử dụng nước ion axit pH 2.5 – 3.0 để xịt lên bề mặt để giúp khử khuẩn, sát trùng. Sau đó, bạn có thể rửa một lần nữa với nước và xà phòng để khử mùi và làm sạch kĩ hơn.

Bước 5: Dùng mút mềm hoặc vải sạch thấm nước ion axit pH 2-5 – 3.0 để lau chùi nội thất bên trong tủ. Bạn nên lau kĩ các khe, kệ, mặt trong cánh của tủ lạnh. Sau đó nên dùng khăn giấy để lau khô lại một lần nữa.

Bước 6: Gắn các ngăn tủ lạnh về lại vị trí cũ rồi sắp xếp thực phẩm vào.

Bước 7: Làm sạch bề mặt tủ

  • Với tủ lạnh dùng thép tráng men bạn lấy nước chùi kính và khăn giấy để lau sạch.
  • Với tủ lạnh thép không gỉ, bạn thấm ướt nước ion axit vào một miếng vải mềm rồi lau sạch đi.
Vệ sinh nhà bếp bằng nước điện giải: Xu hướng “sống xanh” mới được ưa chuộng

Vệ sinh muỗng và nĩa

Các vật dụng làm từ thép không gỉ như muỗng, nĩa thường dễ bị mờ xỉn, ố bẩn và trầy xước. Do đó, bạn cần thường xuyên đánh bóng để khôi phục lại trạng thái sáng bóng như ban đầu. Việc đánh bóng thường được thực hiện bằng giấm, dầu ô liu hay sản phẩm tẩy sạch thép chuyên dụng. Nhưng nếu không có các vật dụng này, bạn có thể dùng nước ion axit để thay thế:

Bước 1: Quan sát chiều của các đường vân trên bề mặt thép. Việc lau dọc theo chiều vân thép sẽ giúp làm sạch bụi đất, các vết cáu bẩn bám trong đó.

Bước 2: Xịt một lớp nước ion axit pH ~ 2.5 – 3.0 lên bề mặt thép.

Bước 3: Dùng vải mềm hoặc khăn giấy lau sạch nước theo chiều vân thép. Bạn nên lau khô nước, nếu không có thể khiến bề mặt thép bị mờ xỉn đi theo thời gian.

Vệ sinh chén đĩa và ly tách

Chén dĩa hay ly tách làm bằng gốm sứ hay thủy tinh thường bị ố vàng, mờ đi sau một thời gian sử dụng. Một trong những cách giữ ly chén luôn mới là thường xuyên làm vệ sinh với nước axit pH ~ 3.0 – 5.5 theo các bước sau:

Bước 1: Pha nước ion axit pH 3.0 với nước ion axit pH 5.5 theo tỉ lệ 1:1.

Bước 2: Ngâm chén dĩa, ly tách trong nước đã pha rồi để qua đêm.

Bước 3: Rửa sạch các vết bẩn ở bề mặt rồi lau khô lại bằng khăn sạch.

Vệ sinh nhà bếp bằng nước điện giải: Xu hướng “sống xanh” mới được ưa chuộng

Vệ sinh chảo, xoong nồi

Để gia tăng tuổi thọ của chảo, xoong nồi, bạn nên vệ sinh các vật dụng này sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng. Nước kiềm mạnh pH ~ 11.0 sẽ giúp dầu mỡ, đồ ăn bám dính trên xoong, chảo được rửa trôi nhanh hơn.

Với nồi, chảo làm bằng thép không gỉ đã dùng lâu ngày, nước axit mạnh có thể giúp các vật dụng này trở nên mới và sáng bóng hơn bằng cách:

  • Xịt một lớp nước axit mạnh pH ~ 3.0 lên bề mặt nồi, chảo.
  • Sử dụng khăn lau khô cả trong lẫn ngoài.

Với các vết bám khó rửa, vết cháy xém trên nồi bạn xử lý như sau:

  • Pha hỗn hợp gồm muối biển thô, baking soda và nước kiềm mạnh.
  • Sử dụng hỗn hợp vừa pha để rửa nồi sẽ giúp các vết bẩn, vết cháy biến mất dễ dàng hơn.

Vệ sinh dao

Dao là dụng cụ được sử dụng thường xuyên nên dễ bị hư hại nếu không được vệ sinh đúng cách.

Bạn có thể làm sạch dầu mỡ và vết bẩn bám dính trên dao với nước điện giải theo hướng dẫn sau:

  • Sử dụng nước kiềm mạnh pH 11.0 để đánh tan dầu mỡ bám dính trên bề mặt dao.
  • Sử dụng nước xà bông và bàn chải để chà sạch bề mặt dao.
  • Lấy nước axit mạnh pH 3.0 xịt lên dao rồi để trong khoảng 30 giây đến 1 phút.
  • Rửa lại một lần nữa với nước kiềm mạnh 9.0 rồi dùng vải lau cho khô.
Vệ sinh nhà bếp bằng nước điện giải: Xu hướng “sống xanh” mới được ưa chuộng

Vệ sinh thớt

Giống như dao, bề mặt thớt là nơi dễ bám bẩn và tích tụ nhiều vi khuẩn nên rất cần được làm sạch thường xuyên.

Loại thớt dùng cho thực phẩm đã nấu chín và thớt dùng cho thực phẩm tươi sống sẽ có cách vệ sinh khác nhau.

Đối với thớt dùng cho thực phẩm chín, bạn pha sử dụng xà bông để làm sạch bề mặt thớt. Tiếp đó, bạn tráng qua với nước ấm, dùng nước axit mạnh pH ~ 3.0 để xịt lên rồi để khô tự nhiên.

Loại thớt dùng cho thực phẩm tươi sống bạn làm sạch theo hướng dẫn sau:

  • Khử trùng với nước axit mạnh pH ~ 3.0
  • Rửa thớt với nước kiềm mạnh pH ~ 10.0 để làm sạch dầu mỡ
  • Rửa thêm một lần nữa với xà bông.
  • Tráng sạch xà bông bằng nước axit mạnh pH 3.0.

3. Làm vệ sinh các đồ nội thất khác

Làm vệ sinh các vật dụng bằng thép không gỉ

Các vật dụng bằng thép không gỉ trong nhà như chậu rửa chén, tủ bếp… thường bị dính dấu tay, hằn vệt mỗi lần làm vệ sinh. Nước điện giải có thể giúp làm sạch các vật dụng này hiệu quả hơn bằng các bước sau:

  • Xịt nước kiềm mạnh pH ~ 11.0 để rửa trôi dầu mỡ.
  • Rửa sạch rồi lau khô dụng cụ.
  • Dùng nước axit mạnh pH ~ 3.0 để khử trùng bề mặt.
  • Phun một lớp nước axit nhẹ pH 5.5 rồi dùng vải lau khô đi.
Vệ sinh nhà bếp bằng nước điện giải: Xu hướng “sống xanh” mới được ưa chuộng

Vệ sinh đồ nội thất bằng sứ

Các món đồ nội thất bằng sứ như bộ ấm trà, lọ hoa, đồ trang trí nội thất… dùng lâu ngày sẽ bị bám bẩn, xỉn màu, ố vàng. Bạn có thể tận dụng nước điện giải để làm vệ sinh, giúp các vật dụng luôn mới, đẹp.

  • Dùng nước axit mạnh có pH ~ 3.0 để xịt lên toàn bộ bề mặt vật dụng.
  • Nhúng khăn vô nước axit mạnh pH ~ 3.0 rồi đắp lên chỗ bẩn, để qua đêm.
  • Nếu vết bẩn vẫn chưa biến mất, bạn pha muối biển, baking soda với nước kiềm mạnh pH ~ 11.0, dùng hỗn hợp này để làm sạch.

Vệ sinh các đồ vật bằng gỗ hoặc sàn gỗ

Vết bẩn bám trên các đồ dùng bằng gỗ có thể được làm sạch nhanh chóng bằng nước kiềm mạnh pH ~ 11.0.

Khi lau sàn nhà bằng gỗ, thay vì sử dụng nước thông thường bạn có thể pha một cốc nước kiềm mạnh pH 11.0 vào xô nước kiềm pH 9.5 để lau sàn để giúp bề mặt sàn sạch, sáng bóng hơn. Sau khi lau xong với nước kiềm mạnh, bạn có thể xịt lên một lớp nước axit pH ~ 5.5 để khử trùng.

Vệ sinh nhà bếp bằng nước điện giải: Xu hướng “sống xanh” mới được ưa chuộng

Vệ sinh đồ vật bằng Niken hoặc Crom

Các đồ vật làm bằng Niken hoặc mạ Crom thường bị gỉ sét sau một thời gian sử dụng.

Bạn có thể làm sạch các đồ vật này bằng hoá chất chuyên dụng. Nếu ở nhà không có sẵn thì có thể dùng nước ion kiềm pH ~ 11.0 để lau chùi vết gỉ sét, dầu mỡ, bụi than bám dính.

Vệ sinh bề mặt gạch men và kính

Làm sạch bề mặt gạch men, bề mặt kính không khó. Bạn chỉ cần dùng khăn lau thấm nước axit pH ~ 5.5 rồi lau sạch đi.

Đối với các vết bẩn cứng đầu, xịt lên một lớp nước kiềm mạnh pH ~ 11.0 sẽ giúp vết bẩn được lau đi dễ dàng. Một lúc sau bạn sử dụng nước ion axit pH ~ 5.5 để lau sạch lại.

Vệ sinh nhà bếp bằng nước điện giải: Xu hướng “sống xanh” mới được ưa chuộng

Long Biz vừa hướng dẫn cho bạn chi tiết cách để làm sạch đồ vật, không gian nhà bếp bằng nước điện giải. Mong rằng bài viết này đã giúp bạn có thêm nhiều “tuyệt chiêu” bổ ích để làm vệ sinh hiệu quả, giúp căn bếp gia đình luôn sạch sẽ, tươm tất.

LongBiz là trung tâm máy lọc nước hàng đầu Việt Nam. Longbiz cung cấp các sản phẩm máy lọc nước đến từ nhiều thương hiệu khác nhau với nhiều mẫu mã và giá thành, đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng.

LongBiz đã nhận được ủy quyền chính thức từ các thương hiệu máy lọc nước lớn trên thế giới, đặc biệt là máy lọc nước ion kiềm, cam kết mang đến bạn sản phẩm chính hãng với mức giá rẻ nhất thị trường. Sản phẩm tại Long Biz có đầy đủ chế độ bảo dưỡng, bảo hành theo chính sách của nhà sản xuất, giúp bạn an tâm khi sử dụng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *